7 Thói Quen Hiệu Quả – Nguyên Lý 80/20 Dẫn Lối Cuộc Đời

10 phút đọc

7 thói quen hiệu quả là một cuốn sách quản trị được xếp vào hàng kinh điển, được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới. Đây là cuốn sách quan trọng đánh dấu sự trở lại của một thể loại phát triển bản thân lấy tính cách con người làm trung tâm, đối nghịch với trường phái giải quyết các vấn đề dựa trên nền tảng của việc xử lý khéo léo các tình huống.

Tuy 7 thói quen hiệu quả không phải là công thức duy nhất có khả năng dẫn chúng ta đến thành công. Bởi về cơ bản, thành công còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có rất nhiều những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.

Nhưng nói chung, 7 thói quen hiệu quả là một công thức phổ quát – có thể áp dụng được cho tất cả mọi người. Và những giá trị cốt lõi mà “7 thói quen hiệu quả” mang lại cho một tổ chức hẳn là điều, ngày nay không ai có thể phủ nhận.

7 thoi quen hieu qua anh bia

[ điểm cốt lõi ở trong tác phẩm ] : “7 thói quen hiệu quả”

Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đi sâu phân tích để làm sáng tỏ vấn đề: Tính hiệu quả trong hành động. Thế nào là một hành động hiệu quả? Tại sao hành động của chúng ta lại thiếu hiệu quả? Làm cách nào để hành động của chúng ta hiệu quả hơn?

Để giải quyết các vấn đề được nêu ra ở trên, trong 7 thói quen hiệu quả Stephen Covey đưa ra khái niệm “mô thức”. Mô thức hiểu một cách đơn giản chính là cách mỗi người nhìn nhận về thế giới xung quanh, là lăng kính sao chép lại thế giới khách quan vào trong não thức chủ quan của con người. “Mô thức” được thể hiện ra bên ngoài dưới dạng niềm tin. Vì thế nó quyết định đến xu hướng hành động của mỗi người. Do đó muốn thay đổi hành động một cách căn cơ, trước tiên chúng ta cần phải thay đổi “mô thức”.

Và như thế, nhiệm vụ của Stephen Covey trong 7 thói quen hiệu quả ở đây là khá rõ ràng. Ông không hứa hẹn gì nhiều vào thành công trong tương lai của mỗi người.

Việc mà Stephen Covey làm đơn thuần chỉ là giúp chúng ta nhận ra các mô thức về sự hiệu quả, dựa trên cơ sở những nguyên tắc bất biến. Còn trên thực tế, cánh cửa của sự thay đổi vẫn nằm đâu đó trong chính bản thân mỗi người chúng ta…

Về văn phong thì đây là cuốn sách có phần nghiêm túc kết hợp giữa lý thuyết hàn lâm và trải nghiệm thực tế của tác giả. Nó gợi mở một hệ thống chiến lược sống đúng đắn, được sắp xếp một cách khoa học và có tính thực tiễn cao.

[ bàn về nội dung ]

Đầu tiên, trong 7 thói quen hiệu quả Stephen Covey đưa ra khái niệm về tính hiệu quả. Stephen Covey cho rằng một hành động được xem là hiệu quả nếu nó đạt được sự cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Trong cuốn “7 thói quen hiệu quả”, Stephen Covey đã khéo léo minh hoạ cho ý tưởng này bằng câu chuyện ngụ ngôn “ngỗng đẻ trứng vàng”.

Câu chuyên đại khái kể về một bác nông dân có được một con ngỗng mỗi ngày đẻ được một quả trứng vàng. Nhưng vì lòng tham nên bác nông dân đã mổ bụng con ngỗng và lấy hết số vàng ra. Thế nhưng cũng kể từ đấy, mỗi ngày trôi qua bác nông dân không còn có được thêm bất cứ một quả trứng vàng nào nữa. Qua câu chuyện, bài học được rút ra ở đây đó là: muốn có được trứng vàng vào mỗi sớm thì chúng ta phải bỏ công sức ra để vỗ béo con ngỗng có khả năng đẻ ra trứng vàng.

Trên thực tế đời sống, chúng ta có hiện tại và tương lai. Với nguồn lực mà chúng ta sở hữu, nếu chúng ta dồn hết để tận hưởng cho hiện tại thì một điều chắc chắn: tương lai sẽ bị đánh cắp, như là một hệ quả tất yếu. Hành động căn cơ nhất ở đây, đó chính là: lấy một chút nguồn lực dành ra cho hiện tại để hưởng thụ, phần còn lại của nguồn lực đầu tư cho tương lai. Điều này chính là nguyên lý 80/20 và nó đúng trong cả công việc lẫn những mối quan hệ.

Tuy nhiên bản chất của con người thì thường đi ngược lại với sự căn cơ ấy. Chúng ta luôn muốn tận hưởng ở đây, ngay bây giờ và không cần phải nỗ lực. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những hành động thiếu hiệu quả trong cuộc sống mà 7 thói quen hiệu quả đã đề cập đến.

Với cách đặt vấn đề như trên, tiếp theo Stephen Covey đưa ra 7 thói quen hiệu quả như là giải pháp chữa trị cho chứng thiếu hiệu quả trong hành động. Ông cho rằng: ý chí độc lập hoàn toàn có thể thắng được bản chất con người.

Và rằng bằng cách thay đổi suy nghĩ, hành động của chúng ta bắt đầu thay đổi. Hành động được lặp đi, lặp lại trong đời sống tạo ra thói quen. Thói quen định hình nên tính cách. Cuối cùng tính cách nhất quán với hành vi tạo ra được hiệu quả bền vững…

Với nguyên tắc nêu trên, Stephen Covey đưa ra 7 thói quen bao gồm: thói quen số 1 sống kiểu kiến tạo, thói quen số 2 bắt đầu bằng đích đến, thói quen số 3 ưu tiên điều quan trọng, thói quen số 4 tư duy cùng thắng, thói quen số 5 thấu hiểu rồi được hiểu, thói quen số 6 cùng tạo cách mới, thói quen số 7 rèn mới bản thân.

7 thói quen này đưa chúng ta qua quá trình thay đổi mô thức từ “phụ thuộc” sang “độc lập” rồi đến cuối cùng là “tương thuộc”. Mọi thứ hoàn toàn tự nhiên: từ trong ra ngoài…

Tác giả Stephen Covey

Stephen Covey sinh năm 1932, tại thành phố Salt Lake City, Utah. Cha ông là một nhà giáo dục và nhà lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng. Sự ảnh hưởng của cha ông từ thuở ấu thơ đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thế giới quan của ông sau này.

Sau khi hoàn thành chương trình đại học tại Đại học Utah, nơi ông đạt được bằng cử nhân quản trị kinh doanh, Covey theo học chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Harvard và tiếp đó là bằng tiến sĩ giáo dục tôn giáo tại Đại học Brigham Young.

Tất cả vốn liếng đó là tiền đề để năm 1989 ông viết nên tác phẩm: “7 thói quen hiệu quả”, một tác phẩm có sức ảnh hưởng vô cùng lớn. Bên cạnh là một tác giả thành công, Covey cũng là một diễn giả xuất sắc. Ông đã tham gia nhiều buổi diễn thuyết và khóa học trên toàn thế giới và được vinh danh bởi nhiều tổ chức và tờ báo uy tín. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể ra như: tư duy tối ưu, nghệ thuật lãnh đạo theo nguyên tắc, 7 thói quen tạo gia đình hạnh phúc, thói quen thứ 8, nhà lãnh đạo trong tôi

 121 lượt đọc
Nhận Bản Tin

Bài viết mới sẽ tự động gửi vào trong email của bạn

85f4cfd3d67973a3ccbd7b0d5bde7fba?s=120&d=mp&r=g

Victor là thợ đánh giá sách. Anh ấy là một người đọc cần mẫn. Giống như mọi người, trí nhớ và trực giác của anh ấy đôi khi cũng có thể sai lầm?! Hãy thông cảm cho anh ấy vì điều này...

0 0 bình chọn
Đánh Giá
Theo dõi
Thông báo khi
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Lối tắt đi đến khu vực bình luậnx
Lên đầu trang