Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi – Tất Cả Chỉ Là Sự Tiếp Nối

8 phút đọc

Không diệt không sinh đừng sợ hãi là cuốn sách minh triết phương Đông đề cập đến vấn đề “tồn tại” hay “không tồn tại”, được viết bởi thiền sư Thích Nhất Hạnh – người sáng lập ra dòng tu “tiếp hiện” tại làng Mai. 

Dựa trên những tư tưởng của đạo Bụt, thiền sư đã đưa ra những lý giải đầy thuyết phục, giúp chúng ta thực hành đối diện với sự hư vô một cách bình an nhất có thể. 

Con người chúng ta thường sợ hãi trước cái chết. Lại không thể cắt nghĩa được tại sao chúng ta lại xuất hiện trên cõi đời này,  và thường tò mò về thế giới của con người, sau khi chết đi sẽ về đâu?

khong diet khong sinh dung so hai anh bia

[ điểm cốt lõi ở trong tác phẩm ] : Không diệt không sinh đừng sợ hãi

Xuyên suốt cuốn sách, thiền sư hướng chúng ta đến với những nhận thức sâu sắc về bản chất của vũ trụ. Từ đó vượt lên trên những ý niệm thông thường để có thể hiểu về “vô thường”, “vô ngã” và “niết bàn”.

Như tựa đề của cuốn sách “không diệt không sinh đừng sợ hãi”, thiền sư cho rằng, về bản chất con người không sinh, cũng không diệt. Con người chúng ta biểu hiện ở đây, đơn thuần là do nhân duyên hội đủ mà thành ra như vậy. 

Bằng giọng văn nhẹ nhàng của một thi nhân, thiền sư đã cho chúng ta thấy được sự luân hồi của vạn vật trong vũ trụ. Đó không phải là tâm linh, đó thực sự là khoa học.

Một đám mây, đổ mưa xuống làm nước trong chén trà chúng ta uống. Khi chúng ta uống trà, chúng ta biết được trong chén trà đó có đám mây. Như vậy chén trà là một tiếp nối của đám mây. Đám mây không bị diệt mà nhập vào vô vàn sự vật khác nhau, trong đó có chén trà.

Nhưng trước khi đám mây thành hình thì nó ở đâu? Có thể là một dòng sông đầy nước dưới nhiệt độ của ánh nắng mặt trời, nước bốc hơi lên mà tạo thành. Như vậy đám mây đã có sẵn ở đó, chỉ cần đủ điều kiện mà thành hình thôi. Khi quán chiếu các đối tượng như: bông hoa, ngọn lửa hay con sóng, chúng ta cũng nhận ra được những điều tương tự. 

Các nhà khoa học đưa ra giả thiết rằng, vũ trụ này hình thành do vụ nổ Big Bang. Vũ trụ ban đầu là một khối vật chất đậm đặc, ở trong đó các định lý vật lý không khả dụng. Sau vụ nổ không gian và thời gian hình thành và giãn nở về nhiều phía. Ở đây không gian và thời gian chỉ là tương đối và có thể bị bẻ cong.

Theo ý kiến chủ quan của bản thân thì vũ trụ đơn thuần chỉ là một khối thống nhất. Trong cái khối thống nhất ấy, mọi thứ luôn luôn vận động và chuyển hoá. 

Thời gian đơn thuần là việc con người dựa trên việc trái đất quay quanh mặt trời và tự quanh chính mình (là một dạng vận động lặp lại mà chưa có sự chuyển hoá), từ đó sinh ra năm và ngày. Dựa trên năm và ngày đó con người đã lượng hoá để tạo ra các đơn vị: tháng, tuần, giờ, phút, giây. 

Hãy coi 1s, 2s, 3s là các khoảng thời gian rời rạc trên trục toạ độ thời gian, giống như các số tự nhiên. Thời gian thì chạy từ âm vô cùng (không có bắt đầu) tới dương vô cùng (không có kết thúc). Trong khoảng từ 1s đến 2s thì, dòng thời gian sẽ bị lấp đầy bởi sự tích lũy các đại lượng epsilon vô cùng bé (tương đương với khái niệm xát na trong đạo Bụt), điều này làm cho dòng thời gian trở nên liên tục như các số thực trên trục số. 

Mỗi một thời điểm nào đó trên trục thời gian, mỗi người chúng ta có tương ứng một trạng thái cơ thể nhất định. Khi chúng ta hít thở, thu nạp một loại thực phẩm, đọc một cuốn sách hay giao tiếp với một ai đó, tất cả đều sẽ được chuyển hoá để đi vào cơ thể của chúng ta. Cơ thể của chúng ta liên tục có sự chết đi của các tế bào cũ và sự sinh ra của các tế bào mới. Do đó việc bám vào một cái ngã cố định chỉ là một ảo tưởng. 

Con người chỉ là một biểu hiện (tích môn) trong cái đại ngã của toàn vũ trụ (bản môn) mà thôi. Bởi thế cái duy nhất chúng ta có chính là hiện tại.

Tất nhiên con người khác với tự nhiên. Con người có: thọ, tưởng, tâm, hành, thức. Muốn sống an lạc ở trong hiện tại, chúng ta cần học cách thở và thiền quán để cảm nhận sâu sắc, từ đó đi từ tích môn rồi trở về với bản môn. 

Đọc hết không diệt không sinh đừng sợ hãi, chúng ta hiểu được vì sao Albert Einstein lại đánh giá cao đạo Bụt, vốn đặt niềm tin vào các quy luật phổ quát của vũ trụ chứ không phải là một vị thượng đế toàn năng và có tính cách giống như một con người. 

Tác giả Thích Nhất Hạnh

Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926 là một thiền sư người Việt Nam. Ông sinh ra tại Thừa Thiên Huế xuất gia theo Thiền Tông năm 16 tuổi.

Ông là người đưa ra khái niệm Phật Giáo dấn thân (engaged Buddhism) trong cuốn sách “Hoa sen trong biển lửa” xuất bản năm 1967. Ngoài ra ông đã viết hơn 100 cuốn sách trong đó có khoảng 70 cuốn viết bằng Tiếng Anh.

Ông là nhà hoạt động xã hội cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn. Một số tờ báo phương Tây đánh giá ông là nhà lãnh đạo Phật Giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt Lai Lạt Ma

 5 lượt đọc
Nhận Bản Tin

Bài viết mới sẽ tự động gửi vào trong email của bạn

85f4cfd3d67973a3ccbd7b0d5bde7fba?s=120&d=mp&r=g

Victor là thợ đánh giá sách. Anh ấy là một người đọc cần mẫn. Giống như mọi người, trí nhớ và trực giác của anh ấy đôi khi cũng có thể sai lầm?! Hãy thông cảm cho anh ấy vì điều này...

0 0 bình chọn
Đánh Giá
Theo dõi
Thông báo khi
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Lối tắt đi đến khu vực bình luậnx
Lên đầu trang