Tư Duy Nhanh Và Chậm – Cách Thức Vận Hành Của Não Bộ

10 phút đọc

Tư duy nhanh và chậm là cuốn sách viết về chủ đề kinh tế học hành vi, được viết bởi Daniel Kahneman, một nhà tâm lý học được xem là vĩ đại vẫn còn đương thời.

Đây là cuốn sách tóm tắt lại kết quả suốt hàng thập niên nghiên cứu của Kahneman cùng với người đồng nghiệp Amos Tversky, sau khi công trình của ông giành được giải Nobel kinh tế năm 2002.

Công trình này được gọi là lý thuyết viễn cảnh, là sự kế thừa có chọn lọc từ những học thuyết lớn của nhiều nhà tư tưởng đi trước, đồng thời với đó, lý thuyết cũng được phát triển dựa trên cơ sở của hàng nghìn những thí nghiệm đã được tiến hành.

tu duy nhanh va cham anh bia

[ điểm cốt lõi ở trong tác phẩm ] : Tư duy nhanh và chậm

Xuyên suốt cuốn sách tác giả trình bày về hai hệ thống, thực chất là hai cơ chế hoạt động của bộ não trong những điều kiện khác nhau. 

Hệ thống 1, hoạt động trong điều kiện không cần cố gắng. Tính chất của hệ thống 1 là nhanh chóng, tự động và cảm tính. Hệ thống 1 hình thành một phần do di truyền, tiến hoá một phần là do kinh nghiệm. 

Trong trường hợp hệ thống 1 không thể đưa ra được đánh giá, thì khi đó, hệ thống 2 sẽ vào cuộc. Hệ thống 2 hoạt động trong điều kiện cần phải cố gắng sau khi tiếp nhận thông tin đến từ hệ thống 1. Tính chất của hệ thống 2 là chậm chạp, suy xét và lý tính. 

Tất nhiên việc phân chia hệ thống 1 và hệ thống 2 chỉ mang tính chất tương đối và trong những thời điểm cụ thể, hai hệ thống này có thể chuyển đổi cho nhau. 

Đây là một cuốn sách, về cơ bản có tính hàn lâm. Khối lượng thông tin lớn nhưng lại được viết theo lối chuyện phiếm với giọng văn gần gũi. Nó mang đến cho chúng ta một góc nhìn đa chiều, giúp chúng ta giải thích hành vi của bản thân cũng như của những người xung quanh, để từ đó có thể đưa ra những quyết định tốt nhất.

Phần I, hai hệ thống

Não bộ của chúng ta có thể xem là một vở kịch gồm hai nhân vật: hệ thống 1 và hệ thống 2. Trong đó hệ thống 1 là nhân vật chính trong khi hệ thống 2 chỉ là nhân vật phụ. 

Hệ thống 2, về bản chất là lười biếng. Khi một lượng thông tin đầu vào có vẻ dễ dàng và hiển nhiên thì hệ thống 1 sẽ ngay lập tức cho ra thông tin đầu ra là những đánh giá mà không cần đến sự thẩm định của hệ thống 2. 

Điều này thực ra rất nguy hiểm. Bởi trong hệ thống 1 có rất nhiều lỗ hổng như: những kích thích từ bên ngoài tác động một cách vô thức, những thông tin chưa đầy đủ, hay nguồn kinh nghiệm hạn hẹp sẽ chi phối sự đánh giá và có thể dẫn đến những sai lầm. 

Phần II, suy nghiệm và sai lệch

Não bộ của chúng ta có những giới hạn nhất định. Nếu hệ thống 2 phải xử lý quá nhiều vấn đề phức tạp trong cùng một thời điểm, nó sẽ bị suy yếu. 

Các chuyên gia của một lĩnh vực nào đó, vì được luyện tập bằng hệ thống 2 trong thời gian đủ dài nên hệ thống 2 chuyển hướng sang hệ thống 1, sẽ trở nên nhạy bén và khả năng để đưa ra những đánh giá chính xác là rất cao trong khi đối với những người bình thường, khả năng này là rất thấp.

Suy nghiệm là cách các chuyên gia quy hệ thống 2 về thành hệ thống 1. Với những thông tin đầu vào, bằng kinh nghiệm đã được luyện tập, các chuyên gia chỉ cần để ý một vài dấu hiệu then chốt trong một mớ thông tin hỗn độn là đã có thể đưa ra đánh giá cho vấn đề. Đây có thể gọi là các lối tắt trong tư duy.

Những kinh nghiệm này tỏ ra thực sự hữu dụng trong nhiều trường hợp. Thế nhưng thế giới chúng ta sống lại vô cùng phức tạp và bất cứ mô hình nào cũng đều chỉ có hiệu lực trong một phạm vi nhất định. 

Các lối tắt trong tư duy đơn thuần chỉ là các mô hình đã được giản lược đi rất nhiều so với thực tế. Bởi thế nếu các chuyên gia cứ áp dụng các suy nghiệm của bản thân một cách rập khuôn, máy móc thì sai lệch xảy ra là điều tất yếu. 

Phần III, Tự tin thái quá 

Khi đưa ra đánh giá cho một vấn đề, chúng ta thường chỉ tin tưởng vào những kinh nghiệm có sẵn của bản thân. Chúng ta có xu hướng đi tìm những thông tin để củng cố cho những đánh giá dựa trên kinh nghiệm và từ đó nhanh chóng rơi vào cái bẫy của sự chủ quan.

Trên thực tế, chúng ta thường hay bỏ qua những thông tin khách quan được thu thập dựa trên cơ sở thống kê, bởi về cơ bản, hệ thống 1 được thiết kế không dành cho công việc xử lý các con số.

Phần IV, Những lựa chọn

Từ trước đến nay chúng ta thường cho rằng con người đánh giá các vấn đề kinh tế bằng hệ thống 2 dựa trên sự tối đa hoá về lợi ích. Nhưng điều đó có thực sự đúng???

Câu trả lời là không và con người chúng ta hệ thống 1 hơn chúng ta tưởng. Từ trong vô thức, nỗi sợ bị mất đi lợi ích lớn đến nỗi, dù trên thực tế, khả năng đạt được lợi ích là cao hơn, thế nhưng chúng ta vẫn cứ lựa chọn giải pháp an toàn. 

Phần V, hai bản thể

Não bộ của chúng ta không ghi nhớ các trải nghiệm theo một đường thẳng. Chúng ta có hai bộ máy ghi lại các tình huống khác nhau.

Đầu tiên, là bản thể trải nghiệm, ghi lại cảm giác của bản thân ở hiện tại. Nó đặt câu hỏi: “Hiện tại bản thân đang cảm thấy ra sao?”

Thứ hai, là bản thể hồi tưởng, chép lại toàn bộ sự việc đã diễn ra. Nó đặt câu hỏi: “Nói chung thì bản thân cảm thấy như thế nào?”

Bản thể trải nghiệm mô tả chính xác những gì đã xảy ra, bởi vì cảm giác của chúng ta lúc đó là chính xác nhất. Trong khi đó bản thể hồi tưởng không chính xác bằng bởi nó chỉ ghi lại một số các kí ức nổi bật sau khi sự việc đã kết thúc.

Tác giả Daniel Kahneman

Daniel Kahneman sinh ngày 5 tháng 3 năm 1934 tại Tel Aviv, Israel. Trước khi trở thành một nhà nghiên cứu về tâm lý học, Kahneman đã từng trải qua một tuổi thơ nhiều khó khăn của thời kỳ chiến tranh và khủng hoảng kinh tế.

Sau khi hoàn thành học vấn cơ bản của mình tại trường trung học, Kahneman gia nhập Quân đội Israel, nơi ông có cơ hội tìm hiểu cách con người ra quyết định trong điều kiện áp lực. Điều này đã thúc đẩy ông tiếp tục nghiên cứu ở Đại học California, Berkeley. Tại đây, Kahneman bắt đầu hợp tác với Amos Tversky, một nhà tâm lý học khác, để nghiên cứu về tư duy con người và những sai lầm trong việc ra quyết định.

Cuốn sách “tư duy nhanh và chậm” của Daniel Kahneman được xuất bản năm 2011 đã trở thành một trong những tác phẩm kinh điển về kinh tế học hành vi, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.

 26 lượt đọc
Nhận Bản Tin

Bài viết mới sẽ tự động gửi vào trong email của bạn

85f4cfd3d67973a3ccbd7b0d5bde7fba?s=120&d=mp&r=g

Victor là thợ đánh giá sách. Anh ấy là một người đọc cần mẫn. Giống như mọi người, trí nhớ và trực giác của anh ấy đôi khi cũng có thể sai lầm?! Hãy thông cảm cho anh ấy vì điều này...

0 0 bình chọn
Đánh Giá
Theo dõi
Thông báo khi
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Lối tắt đi đến khu vực bình luậnx
Lên đầu trang