Khi Hơi Thở Hóa Thinh Không – Điều Gì Còn Lại Sau Cái Chết

9 phút đọc

Khi hơi thở hóa thinh không là một cuốn sách viết về câu chuyện của một con người khi phải đối diện với căn bệnh ung thư. Nhưng đây không phải là một con người bình thường. Ông là Paul Canalithi một bác sĩ trẻ và đang ở giai đoạn gần chín của sự nghiệp.

Một tương lai đang rộng mở thì đột nhiên căn bệnh ung thư quái ác tìm đến. Có một điều kỳ lạ ở đây, đó là Paul không hề hút thuốc nhưng ông lại bị mắc căn bệnh ung thư phổi.

Ung thư là một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Đây là căn bệnh mà ngày nay, chưa có những phương pháp điều trị nào thực sự hữu hiệu. Người bị mắc ung thư, về cơ bản, được xem như là đã lĩnh một án tử. Vấn đề chỉ là, thời gian còn lại là bao nhiêu mà thôi. 

khi hoi tho hoa thinh khong anh bia

[ điểm cốt lõi ở trong tác phẩm ] : Khi hơi thở hóa thinh không

Xuyên suốt cuốn sách, chúng ta thấy được hành trình của Paul, từ một người yêu văn chương và luôn muốn cắt nghĩa ý nghĩa của cuộc đời, đến một nhà giải phẫu học thần kinh, rồi cuối cùng là một bệnh nhân ung thư chiến đấu ngoan cường với căn bệnh.

Đọc khi hơi thở hóa thinh không chúng ta có thể cảm nhận được Paul là một người đàn ông thông minh. Ông có óc quan sát nhạy bén và một tâm hồn tinh tế. Do đó cũng không hề lạ khi Lucy, người bạn đời của ông, trong cuốn sách từng nhận xét, Paul là con người vô cùng hài hước. 

Bằng cách kể chuyện trực diện, không né tránh, Paul đưa chúng ta qua những góc nhìn đa chiều thực tế ông đã trải qua về cái chết. 

Từ đó truyền đi thông điệp đầy cảm hứng đến mỗi người trong chúng ta rằng, hãy thực sự “sống” cho đến ngày cái “chết” tìm đến. Bất luận cái chết đang ở rất gần hay đang ở rất xa. Thực ra thời gian ở đây, (nhanh hay chậm), đơn thuần chỉ là ý niệm về cảm giác. Cái duy nhất chúng ta có chính là hiện tại.

Khi hơi thở hóa thinh không kể về hai giai đoạn chính của cuộc đời Paul. Giai đoạn thứ nhất là hành trình của Paul trên con đường trở thành một bác sĩ phẫu thuật thần kinh. Giai đoạn thứ hai tính từ thời điểm Paul chính thức biết được, ông mang trong mình căn bệnh ung thư. 

Qua lời kể của Paul chúng ta thấy được công việc của một bác sĩ là vô cùng vất vả. Lịch trình một ngày làm việc 15 – 16 tiếng là chuyện thường tình.

Paul kể rằng, ngay từ khi học ở đại học việc thực hành trên các tử thi được hiến xác là khá thường xuyên (da, xương, những vết rạch, những tiếng khoan vào xương hộp sọ). Nếu không vượt qua được sự chai lì về cảm xúc, đôi khi là mặc cảm tội lỗi thì khó lòng mà bước tiếp được trên con đường trở thành bác sĩ.

Thời gian Paul làm bác sĩ nội trú là thời gian thực tế cho ông điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với nhiều ca cận tử, vốn là vấn đề mà Paul quan tâm nhất: cái chết, con người sinh lý và con người tinh thần. 

Một lần Paul đang ăn một thanh Socola thì có một ca phẫu thuật cấp cứu phải thực hiện ngay. Ca phẫu thuật không thành công và người bệnh đã chết. Sau đó Paul quay lại và tiếp tục với thanh socola đang dở của mình. Nếu người bình thường nhìn vào thì có thể cho rằng, thái độ này dường như chỉ có ở một tay sát thủ máu lạnh?!

Paul là một bác sĩ, và đối với một bác sĩ thì vấn đề đạo đức là vô cùng quan trọng. Khi phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật vùng não cần phải tập trung một cách tuyệt đối. Bởi chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra những hậu quả vô cùng lớn. 

Hơn thế nữa giữa sống và chết, giữa cơ hội và nguy cơ có một làn ranh giới rất mong manh mà đôi khi chính các bác sĩ như Paul cũng không thể lường trước được hết. Điều tốt nhất mà Paul có thể làm là đưa ra tiên lượng và những lời khuyên đơn thuần mà thôi. 

Dù là một bác sĩ, nhưng khi trở thành một bệnh nhân ung thư thì phản ứng ban đầu của Paul cũng giống như bao bệnh nhân ung thư khác, đó là phủ nhận. Và đôi khi là vin vào xác suất của đường cong sống xót hay tia hy vọng đến từ phương pháp trị liệu mới. 

Nhưng càng về sau, tình hình càng lúc càng trở nên xấu đi. Paul không còn lấy “hy vọng” làm trọng tâm nữa. Ông cố gắng sống tốt trong hiện tại, phớt lờ cái chết, phớt lờ những cơn đau và thực hiện những dự định mà ông cho là có ý nghĩa đối với cuộc đời ông.

Paul trở lại công việc và hoàn thành nốt chương trình bác sĩ nội trú. Sinh ra một bé gái đáng yêu Cady cùng người bạn đời Lucy. Và cố gắng hoàn thành cuốn sách mà ông ấp ủ, chính là cuốn: “khi hơi thở hóa thinh không”. 

Ông mất khi từ chối duy trì máy thở và nhận một liều moocphin để đi vào vô thức. Nhưng với những gì Paul để lại, có lẽ chúng ta tin được rằng, ông đã có thể thanh thản từ giã cõi đời.

Tác giả Paul Canalithi

Paul Kalanithi sinh ra vào năm 1977 ở New York. Ông tốt nghiệp Harvard với bằng cử nhân về văn chương Anh trước khi tiếp tục theo đuổi y học. Paul đã từng làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu tại Đại học Cambridge trước khi tham gia chương trình đào tạo bác sĩ phẫu thuật não ở Đại học Stanford.

Tuy nhiên, vào năm 2013, khi Paul Kalanithi chỉ mới 36 tuổi và đang ở đỉnh cao sự nghiệp, ông bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Tin tức này đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống và suy nghĩ của ông.

Thay vì từ bỏ và chấp nhận số phận, Paul quyết định viết về cuộc sống, cái chết và ý nghĩa của chúng thông qua từng trang sách của mình.

 1 lượt đọc
Nhận Bản Tin

Bài viết mới sẽ tự động gửi vào trong email của bạn

85f4cfd3d67973a3ccbd7b0d5bde7fba?s=120&d=mp&r=g

Victor là thợ đánh giá sách. Anh ấy là một người đọc cần mẫn. Giống như mọi người, trí nhớ và trực giác của anh ấy đôi khi cũng có thể sai lầm?! Hãy thông cảm cho anh ấy vì điều này...

0 0 bình chọn
Đánh Giá
Theo dõi
Thông báo khi
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Lối tắt đi đến khu vực bình luậnx
Lên đầu trang