Lược sử loài người là một cuốn tiểu thuyết lịch sử tóm tắt lại toàn bộ quá trình phát triển nền văn minh nhân loại từ thời kỳ đồ đá cho đến tận thế giới hiện đại ngày nay với thời gian lên đến 70.000 năm, trong một khuôn khổ khoảng hơn 500 trang sách.
Những gì “lược sử loài người” mang lại, đó là một góc nhìn hoàn toàn mới mẻ và độc đáo của Harari về loài người tinh khôn Homo Sapiens và những sự kiện xảy ra xung quanh giống người duy nhất còn tồn tại trên trái đất này.
[ điểm cốt lõi ở trong tác phẩm ] : Lược sử loài người
Xuyên suốt lược sử loài người, Harari đã nêu bật được sự khác biệt giữa loài người tinh khôn với những loài động vật khác – thuộc phần còn lại của thế giới. Những lý do vô cùng thuyết phục để giải thích vì sao người tinh khôn lại có thể vươn lên một cách mạnh mẽ để trở thành bá chủ của cả quả địa cầu.
Đó đơn giản chỉ là khả năng tưởng tượng ra những thực thể không có thật, không thực sự hiện hữu nhưng lại có khả năng gắn kết cộng đồng trên một quy mô lớn, như là các ý niệm về: chúa trời, dân tộc, pháp luật, tiền bạc, chữ viết, nhà nước, công ty…
Nhưng bên cạnh đó, trong “lược sử loài người” Harari cũng đặt vấn đề về cách người tinh khôn đối xử với thiên nhiên, với môi trường sống và ngay cả với các Homo Sapiens với nhau ?
Đây là một cuốn sách lịch sử có lối tiếp cận liên ngành, văn phong lôi cuốn và không hề khô khan như những cuốn sách lịch sử được viết cùng thể loại.
Lược sử loài người có bố cục được chia ra 4 phần chính tương ứng với những dấu mốc quan trọng trong lịch sử loài người, đi từ: cuộc cách mạng nhận thức sang cuộc cách mạng nông nghiệp rồi đến sự nổi lên của các quốc gia thống nhất loài người, và cuối cùng là cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
Trong cuộc cách mạng nhận thức Lược sử loài người đã chỉ ra rằng: xuất phát điểm, tổ tiên săn bắn hái lượm của chúng ta cũng không hề có chút gì là nổi trội hơn so với những loài động vật đương thời. Nhưng nhờ não bộ phát triển, loài người tinh khôn có được khả năng tư duy “trừu tượng” và ngôn ngữ “linh hoạt”. Từ đó các kinh nghiệm có thể được truyền thông lại một cách đầy “chi tiết” trong cả một cộng đồng rộng lớn…
Tất nhiên để có được một bộ não thông minh như thế, Homo Sapiens cũng phải trả một cái giá khá đắt: đó chính là sự teo đi của một số khối cơ trên cơ thể…
Trong cuộc cách mạng nông nghiệp, Lược sử loài người cho rằng điều đó bắt đầu là một sự ngẫu nhiên. Nhưng cuối cùng lại trở thành sợi dây trói buộc những người nông dân đi lên từ những người săn bắt hái lượm. Khi những người nông dân bắt đầu định cư, trồng hoa màu và thuần hoá con vật, họ phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn so với những người săn bắt hái lượm.
Điều có thể dễ nhận thấy nhất đó là việc những người săn bắt hái lượm thì chỉ sống cho hiện tại. Họ sống nay đây mai đó, kiếm ăn hôm nay và dùng hết cho hôm nay, không hề có sự tích lũy. Còn những người nông dân thì khác, họ luôn luôn lo lắng cho tương lai: thời tiết, vụ mùa, thiên tai, dịch bệnh… Trong khi khẩu phần ăn có chất lượng dinh dưỡng giảm, những người nông dân vẫn phải làm việc cực nhọc hơn…
Việc Homo Sapiens định cư đã dẫn đến lượng thức ăn làm ra có thể nuôi sống được nhiều người hơn. Điều này dẫn đến dân số Homo Sapiens tăng nhanh tạo ra những thành phố, quốc gia. Homo Sapiens bắt đầu chuyên môn hoá. Tiền xuất hiện là phương tiện để trao đổi. Các ký tự chữ viết ra đời. Các tôn giáo được truyền bá. Nhà nước và các bộ luật được ban hành… Các đế quốc nổi lên nhờ bạo động nhưng một phần nào đó cũng làm cho văn hoá được định hình và lan truyền.
Lược sử loài người cho rằng khoảng 500 năm trước đây cuộc cách mạng khoa học bắt đầu diễn ra khắp nơi ở châu Âu. Homo Sapiens không còn muốn phó mặc số phận của mình cho chúa trời nữa. Thay vào đó Homo Sapiens muốn tự mình đi tìm những chân lý từ thế giới tự nhiên để có thể quyết định số phận của chính mình.
Từ đó đến nay, thế giới đã thay đổi rất nhiều. Sau thời kỳ thuộc địa và hai cuộc chiến tranh trên quy mô toàn thế giới, Homo Sapiens bước vào thời kỳ hoà bình chưa từng có trong lịch sử. Xu hướng chủ đạo của thế giới hiện đại ngày nay đó là: phát triển kinh tế theo hướng tư bản và toàn cầu hoá. Kỹ thuật di truyền, công nghệ Nano, công nghệ Robot, trí thông minh nhân tạo (AI) đạt được những thành tựu nhất định khiến Homo Sapiens có được quyền năng tiệm cận với quyền năng của một vị chúa trời.
Điều này khiến cho trong cuốn “lược sử loài người”, Harari đã phải đặt ra câu hỏi: liệu thiết kế thông minh sẽ thay thế chọn lọc tự nhiên trong tương lai? Và sự thiết kế này sẽ đẩy Homo Sapiens về đâu: thiên đàng hay địa ngục?
Lịch sử nói chung mãi mãi là một bức màn bí ẩn. Những sự kiện có thể nhận biết được, về cơ bản chỉ là những hiện tượng bề nổi bên ngoài. Do đó công việc của một sử gia là phải đi truy tìm những manh mối có thể nhận biết. Sau đó, bằng khả năng logic phán đoán, đặt các mảnh ghép lại với nhau. Sau cùng phục dựng lại và cho ra một bức tranh tổng thể cuối cùng duy nhất.
Điều này giải thích vì sao trong lịch sử luôn luôn có những tranh cãi, dường như bất tận. Và cuốn “lược sử loài người” của Harari, về cơ bản cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ…
Tất nhiên lược sử loài người không chỉ bó hẹp trong phạm vi lịch sử. Bên cạnh lịch sử, lược sử loài người cũng đề cập đến những vấn đề cơ bản của triết học, đó là câu hỏi lớn:”Nhân loại trong tương lai sẽ về đâu?”
Tác giả Yuval Harari
Yuval Noah Harari là một nhà sử học, triết gia và tác giả người Israel, ông sinh năm 1976 ở Kiryat Ata, một thành phố nhỏ ở phía bắc Israel. Ông theo học trường học tư thục quân đội ở Herzelia và sau đó nhập học vào Đại học Hebrew ở Jerusalem. Harari đã nhận bằng cử nhân và tiến sĩ về lịch sử ở Đại học Oxford, Anh.
Sau khi hoàn thành học vị tiến sĩ, Harari trở lại Đại học Hebrew và trở thành giảng viên lịch sử. Ông nhanh chóng trở thành một trong những giáo sư trẻ nổi tiếng nhất ở Israel. Tuy nhiên, Harari không chỉ dừng lại ở lĩnh vực lịch sử. Ông cũng quan tâm đến triết học và khoa học xã hội.
Các tác phẩm nổi tiếng của Harari bao gồm “Sapiens: Lược sử loài người”, “Homo Deus: Lược sử tương lai” và “21 Bài Học Cho Thế Kỷ 21”.
3 lượt đọcBài viết mới sẽ tự động gửi vào trong email của bạn
Victor là thợ đánh giá sách. Anh ấy là một người đọc cần mẫn. Giống như mọi người, trí nhớ và trực giác của anh ấy đôi khi cũng có thể sai lầm?! Hãy thông cảm cho anh ấy vì điều này...