Những Tù Nhân Của Địa Lý – Khi Thế Giới Vẫn Còn Khoảng Cách

Những tù nhân của địa lý là cuốn sách viết về sự ảnh hưởng của địa lý tự nhiên (bên cạnh các vấn đề về sắc tộc và tôn giáo) tới tình hình chính trị của các quốc gia hiện đại. Những vấn đề mà lịch sử nói chúng, thường ít khi đề cập tới.

Ở thế kỷ XX con người đã đạt được những bước tiến lớn trong việc chinh phục không gian. Tuy nhiên trong thế kỷ XXI sức mạnh của con người vẫn chưa thể thắng được tự nhiên. 

Dù thế giới đã trở nên phẳng hơn rất nhiều, nhưng loài người vẫn chưa thể thống nhất. Các quốc gia, về cơ bản vẫn còn có những lý do để lo lắng cho vận mệnh của chính mình. Các nhà lãnh đạo ở mỗi quốc gia vẫn phải đưa ra những chính sách dựa trên những yếu tố tự nhiên ngàn đời của địa lý. Đó là lý do vì sao tác giả Tim Marshall lại đặt tên cuốn sách của ông là “những tù nhân của địa lý”.

nhung tu nhan cua dia ly anh bia

[ điểm cốt lõi ở trong tác phẩm ] : Những tù nhân của địa lý

Xuyên suốt cuốn sách Tim Marshall phân chia quả địa cầu thành 10 vùng lãnh thổ. Sau đó ông phân tích các sự kiện trên từng vùng lãnh thổ dựa trên vị trí và tính chất của các loại địa hình như: núi, rừng, cao nguyên, đồng bằng, sa mạc, đầm lầy, sông, biển… bên trong những vùng lãnh thổ ấy.

Lối dẫn dắt của Tim Marshall, về cơ bản là thuyết phục và khá dễ hiểu mặc dù những vấn đề ông nêu lên để giải quyết không hề đơn giản chút nào. Nó đòi hỏi một lượng kiến thức lớn đồng thời với đó là khả năng xâu chuỗi các sự kiện. Chúng ta đọc và có cảm giác, cái gì cần nói ông đã nói ra hết và không để chúng ta lạc lối giữa một rừng ma trận các thông tin.

Điều đầu tiên cần phải nói, đó là trên thực tế trái đất của chúng ta là một quả cầu có trục nghiêng 23 độ 5. Bởi vậy việc sử dụng bản đồ giấy trên các trang sách, nói chung, chỉ là để giúp chúng ta dễ hình dung thôi. Còn để có thể tiếp cận một cách chính xác và liền mạch thì một quả địa cầu mô hình là điều cần thiết.

Quả địa cầu sẽ được chia thành tọa độ bao gồm kinh tuyến và vĩ tuyến. Khí hậu ở vùng xích đạo là khí hậu nóng ẩm, do nhận được nhiều nhiệt lượng từ mặt trời hơn những nơi khác. Sau đó từ đường xích đạo đó hướng về hai phía của quả địa cầu, khí hậu trở nên mát mẻ hơn và đến hai cực Bắc và Nam khí hậu trở nên lạnh giá và nước bị đóng băng.

Đồng bằng và các vùng duyên hải (với các quốc gia có biển) thông thường là nơi tập trung lượng lớn dân cư của các quốc gia bởi đây là những nơi thuận lợi cho đi lại và giao thương. 

Các con sông bắt nguồn từ những nơi có độ cao chênh lệch lớn so với mực nước biển (như núi hoặc các cao nguyên) hợp lưu lại với nhau, chảy tới những nơi thấp hơn là đồng bằng rồi đổ ra biển. Như vậy nếu quốc gia nào nắm được thượng nguồn thì sẽ nắm toàn bộ nguồn nước của cả một dòng sông.

Những khúc sông chảy qua đồng bằng có lượng nước dồi dào đi kèm với đó là lượng phù sa lớn, rất thích hợp cho việc trồng lương thực. Hơn thế nữa thuyền bè nhờ sức nước, sức gió lại thêm không gian rộng rãi, nên khi đi trên mặt nước sẽ giảm bớt chi phí hơn rất nhiều so với các phương tiện di chuyển trên mặt đất, hoặc trên không. 

Một quốc gia có mạng lưới sông ngòi không quá dốc sẽ giúp thương mại nội địa phát triển. Một quốc gia nắm giữ các hải cảng quan trọng sẽ giúp giao thương với nước ngoài trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết (và trên thực tế việc có được các hải cảng đôi khi còn quan trọng hơn việc một quốc gia có giàu tài nguyên hay không). 

Những khúc sông dốc lưu lượng nước lớn tuy không thuận lợi cho việc đi lại nhưng có thể sử dụng để làm thủy điện.

Tuy đồng bằng, các con sông và các hải cảng là những yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế nhưng đối với quốc phòng thì điều này lại hoàn toàn ngược lại. Bởi những địa hình kể trên về cơ bản là khó thủ và dễ công.

Các địa hình lý tưởng cho quốc phòng có tính chất dễ thủ, khó công thông thường là rừng, núi, đầm lầy, sa mạc… Và thực tiễn đã chứng minh rằng, ngay cả các nước lớn khi đổ bộ quân đội vào những vùng có địa hình như vậy thì cũng đều sẽ bị sa lầy, chiến tranh kéo dài và không thể dứt điểm.

Một quốc gia lý tưởng khó có thể đánh bại là quốc gia có tất cả các mặt đều là các địa hình dễ thủ, khó công. Hoặc nếu hở ra một mặt nào đó là đồng bằng thì đằng sau mặt hở ra đó phải có chiều sâu để quân đội có thể rút về khi bị tấn công.

Các quốc gia thông thường ngăn cách với nhau bằng các đường biên giới tự nhiên khó vượt qua, thông thường là các địa hình dễ thủ khó công. Và trong trường hợp đó bất cứ quốc gia nào cũng muốn chiếm được vùng ranh giới “hiểm địa” ấy để chiếm được lợi thế.

Còn nếu dồn nhiều các nhóm người với sắc tộc và tôn giáo khác nhau vào một khu vực mà ranh giới toàn là đồng bằng thì xung đột xảy ra là điều tất yếu.

Tác giả Tim Marshall

Tim Marshall tên đầy đủ là Timothy John Marshall. Ông sinh ngày 1/5/1959, là nhà văn, nhà báo người Anh chuyên về các vấn đề đối ngoại và ngoại giao quốc tế. Ông từng là biên tập viên cho Sky News, khách mời bình luận sự kiện thế giới cho BBC và người dẫn chương trình trên đài phát thanh LBC

Ước mơ thuở nhỏ của Marshall là trở thành một nhà báo, tuy nhiên xuất phát điểm ban đầu của ông khá thấp. Năm 16 tuổi, ông nghỉ học và làm thợ sơn kiếm sống. Đến năm 20 tuổi, một lần ông tình cờ gặp trợ lý tòa soạn của LBC, và bắt đầu công việc ca đêm ở LBC. Trong suốt thời gian nghỉ học cho đến khi có được công việc đầu tiên, ông đã tự học và nỗ lực rất nhiều. Và “3 ngày thử việc cuối cùng trở thành 30 năm” như lời Marshall nhớ lại.

Marshall từng làm phóng viên xông pha ở các nơi xung đột ác liệt, tích lũy trải nghiệm để viết sách. Một số tựa sách của ông như là: Những tù nhân của địa lý, Quyền lực của địa lý, Chia rẽ – Tại sao chúng ta đang sống trong thời đại của những bức tường. Trong đó cuốn Những tù nhân của địa lý phát hành năm 2015 lọt vào danh sách bán chạy nhất của New York Times và Sunday Times. 

 9 lượt đọc
85f4cfd3d67973a3ccbd7b0d5bde7fba?s=120&d=mp&r=g

Victor là thợ đánh giá sách. Anh ấy là một người đọc cần mẫn. Giống như mọi người, trí nhớ và trực giác của anh ấy đôi khi cũng có thể sai lầm?! Hãy thông cảm cho anh ấy vì điều này...

0 0 bình chọn
Đánh Giá
Theo dõi
Thông báo khi
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Lối tắt đi đến khu vực bình luậnx
Lên đầu trang