Rừng Na Uy – Nỗi Buồn Thanh Xuân Và Những Ám Ảnh Hiện Sinh

8 phút đọc

Rừng Na Uy là một cuốn tiểu thuyết tình yêu buồn, nhuốm màu sắc của khủng hoảng hiện sinh trong giới trẻ Nhật Bản vào những thập niên 60 – 70 của thế kỷ XX.

Bối cảnh nước Nhật khi đó vừa bước ra khỏi chiến tranh thế giới lần thứ II và nền kinh tế một lần nữa, phát triển một cách thần kỳ. Những người trẻ khi ấy, rơi vào trạng thái sống hưởng thụ với những thú vui khoái lạc để giải khuây đến từ rượu hay tình dục.

Bản thân tựa đề của cuốn sách Rừng Na Uy đã được Haruki Murakami lấy cảm hứng từ bài hát cùng tên của ban nhạc The Beatles. Một ban nhạc phương Tây theo phong cách Hippy có sức ảnh hưởng vô cùng lớn ở trên thế giới tại thời điểm đó.

rung Nauy anh bia

[ điểm cốt lõi ở trong tác phẩm ] : Rừng Na Uy

Xuyên suốt câu chuyện, đó là cuộc đấu tranh trong nội tâm của những người trẻ trong quá trình trưởng thành, để chấp nhận con người thật của bản thân, và vượt lên trên những định kiến của xã hội…

Cái chết xuất hiện và ám ảnh trong rừng Na Uy như một thứ dịch bệnh. Cái chết bắt đầu từ Kizuki, đến chị gái của Naoko, rồi đến cô bạn gái cũ của Nagasawa là Hisumi. Rồi cuối cùng đến cả Naoko, dù cô đã cố gắng rất nhiều để chống lại điều đó.

Nhưng nếu nhìn một cách tích cực thì những cái chết đó, âu cũng là một sự giải thoát. Bởi những người bản tính quá trong sáng rất khó để có thể thích nghi trong một cuộc sống như thế. Nếu họ còn sống, sự khổ đau và dày vò còn lớn hơn rất nhiều…

Giọng văn của Murakami rất nhẹ nhàng theo kiểu rất Á Đông, đi kèm với đó là những miêu tả vô cùng chi tiết. Đó có thể là cái tài của Murakami vậy. Chỉ qua vài chi tiết ông có thể giúp chúng ta tưởng tượng ra cả một bức tranh.

Trong Rừng Na Uy tác giả sử dụng ngôi thứ nhất để nhập vai vào nhân vật Toru Watanabe, một thanh niên thích đọc sách, thích nhạc cổ điển thích tự do và sống khép kín.

Watanabe là trung tâm đầu mối để kết nối những con người cô đơn lại với nhau. Qua những cuộc hội thoại với Watanabe tâm lý của các nhân vật được bộc lộ một cách hết sức tự nhiên.

Đặc biệt là hai nhân vật chính: Naoko và Midori. Cả hai cùng yêu Watanabe nhưng mỗi người lại có một nét tính cách riêng biệt…

Nếu như Naoko là một cô gái đa sầu, đa cảm mang theo sắc màu của mùa đông lạnh lẽo. Thì Midori lại là một cô gái hoạt bát, nhanh nhẹn mang theo sắc màu của mùa hè sôi động. Điều này khiến Watanabe phân vân??

Naoko là mộng ảo, còn Midori là hiện thực. Thế giới mà hai cô gái này sống cũng khác nhau hoàn toàn. Naoko sống trong một khu rừng yên tĩnh biệt lập với thế giới bên ngoài. Còn Midori thì ở ngoài kia, nơi thế giới với đầy rẫy những vấn đề.

Trường đoạn cảm động nhất cả cuốn tiểu thuyết có lẽ là đoạn Naoko tự tử, Watanabe đã lang thang khắp nơi cùng với nỗi đau tột cùng. Lúc đó Watanabe đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Nhưng cuối cùng Watanabe cũng có được một lựa chọn dũng cảm, đó là sống tiếp và trở về với Midori.

Điều đáng quý ở rừng Na Uy ở đây đó là tính chân thực pha một chút siêu thực, khó giải thích (theo đánh giá của các nhà chuyên môn). Bởi qua rừng Na Uy, chúng ta thấy được những góc khuất của xã hội Nhật Bản mà với tư cách một người Á Đông chúng ta không thể nào tưởng tượng ra nổi.

Nhưng nếu nhìn vào lịch sử của Nhật Bản thì đó là điều mà chúng ta hoàn toàn có thể giải thích. Thời Minh Trị Duy Tân bên cạnh nền văn hoá nho giáo có truyền thống khắc kỷ, Nhật Bản đã mạnh dạn đón nhận thêm nền văn hoá đến từ các nước phương Tây vốn cởi mở và đầy duy lý.

Bởi thế về cơ bản thanh niên Nhật hiện đại có những nét khá tương đồng với thanh niên phương Tây. Thanh niên phương Tây có lối sống cá nhân tự do, nổi loạn, thích làm mọi thứ theo cách của riêng mình: thích mặc quần jeans, áo phông, đi bụi và nghe nhạc cassette vặn volume lớn…

Có thể khi còn trẻ, đời sống khiến họ mất lối. Nhưng đến khi sang tuổi trung niên, cuộc sống của họ lại trở nên rất đỗi bình thường. Có những người còn thắt cavat, mặc vest đến công sở làm việc như bao người khác.

Tác giả Haruki Murakami

Haruki Murakami sinh năm 1949 tại Kyoto, là một nhà văn và dịch giả đương đại nổi tiếng của Nhật Bản. Từ nhỏ, Murakami đã chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa phương Tây, đặc biệt là âm nhạc và văn học phương Tây. Đó là điểm để phân biệt giữa ông và các nhà văn Nhật Bản khác.

Murakami học kịch tại Đại học Waseda ở Tokyo và bắt đầu sự nghiệp văn học của mình vào những năm 1970. Các tác phẩm của ông thường có những nhân vật bình thường, nhưng lại đối mặt với những sự kiện không thể giải thích.

Một số tác phẩm tiêu biểu của Haruki Murakami có thể kể đến như: Rừng Na Uy, Kalfa bên bờ biển, Biên niên ký chim vặn dây cót… Sự thành công của Murakami không chỉ dừng lại ở Nhật Bản mà đã vươn ra khắp thế giới. Tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ và được đánh giá cao bởi cả giới phê bình và người đọc.

 43 lượt đọc
Nhận Bản Tin

Bài viết mới sẽ tự động gửi vào trong email của bạn

85f4cfd3d67973a3ccbd7b0d5bde7fba?s=120&d=mp&r=g

Victor là thợ đánh giá sách. Anh ấy là một người đọc cần mẫn. Giống như mọi người, trí nhớ và trực giác của anh ấy đôi khi cũng có thể sai lầm?! Hãy thông cảm cho anh ấy vì điều này...

0 0 bình chọn
Đánh Giá
Theo dõi
Thông báo khi
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Lối tắt đi đến khu vực bình luậnx
Lên đầu trang