Thay đổi tí hon hiệu quả bất ngờ là cuốn sách thực chiến giúp chúng ta xây dựng và duy trì những thói quen mới dựa trên một hệ thống những thói quen cũ, bao gồm danh sách các công việc thường làm đã tồn tại trước đó.
Như tựa đề gốc của cuốn sách, atomic habits – những thói quen nguyên tử. Thành tựu của mỗi người chúng ta trong cuộc đời, phần lớn đều là do những thói quen nhỏ bé chúng ta thực hiện hàng ngày tích tụ lại mà thành.
Điều này cũng giống như thế giới vật chất mà chúng ta đang sống vốn được tạo nên từ vô vàn những hạt nguyên tử nhỏ bé vậy.

[ điểm cốt lõi ở trong tác phẩm ] : Thay đổi tí hon hiệu quả bất ngờ
Xuyên suốt cuốn sách, James Clear trình bày các kỹ thuật kích hoạt thói quen dựa trên 4 nguyên tắc bao gồm: Thứ nhất, thói quen phải thật hiển nhiên. Thứ hai, thói quen phải thật hấp dẫn. Thứ ba, thói quen phải thật dễ dàng. Thứ tư, thói quen phải thật vừa ý.
Lối viết của James Clear bám sát vào những hiệu ứng tâm lý đã được kiểm chứng bởi thực tiễn. Điều đặc biệt ở cuốn sách này là ở chỗ, James Clear đã có cách tiếp cận hết sức mềm mỏng và thuận theo tự nhiên.
Dựa trên những gì đã nêu ở trong cuốn sách thì dường như James Clear muốn khuyên chúng ta không nên cố gắng chống lại bất cứ thứ gì. Điều ông muốn chúng ta làm là tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho thói quen có cơ hội được sinh sôi, nảy nở một cách dễ dàng. Sự vận dụng ý chí tự do khi đó là ít nhất trong khả năng có thể.
Thói quen là những hành vi trong cuộc sống được lặp đi lặp lại nhiều lần thành quen. Và một khi đã trở nên quen thuộc, chúng ta sẽ thực thi một cách tự động và ít phải suy nghĩ. Điều này rất có ích cho bộ não của chúng ta vì bộ não hoạt động giống như một cái nút thắt cổ chai: với một lượng thông tin lớn, trong một thời điểm nào đó, bộ não của chúng ta chỉ đủ khả năng để xử lý một phần mà thôi.
Về cơ bản, không ai trong chúng ta có thể đạt được thành tựu chỉ sau một đêm cả. Những mục tiêu lớn lao, đầy tham vọng cần một quá trình để có thể đạt tới. Chúng ta cần chuẩn bị để sao cho, khi cơ hội tìm đến thì “a lê hấp”, chúng ta đã sẵn sàng.
Điều đó giải thích lý do vì sao thói quen lại quan trọng đến vậy. Thói quen kỳ thực giống như một cơn gió. Tuy chúng ta không thể nhìn thấy được chúng nhưng chúng ta có thể cảm nhận được chúng. Và nhiều gió góp lại với nhau có thể tạo nên được những cơn bão kinh hoàng!
Dưới đây là 4 nguyên tắc James Clear đã nêu lên trong thay đổi tí hon hiệu quả bất ngờ được áp dụng trong thực tiễn một cách có logic và hệ thống.
Nguyên tắc thứ nhất, thói quen phải thật hiển nhiên. Để làm được điều này chúng ta cần đặt câu hỏi: thói quen sẽ phải diễn ra ở đâu và khi nào?
Về khía cạnh tâm lý, chúng ta thường để tâm vào những yếu tố đập ngay vào mắt chúng ta đồng thời với đó một hành vi dễ dàng thực thi nhất là hành vi diễn ra vào thời điểm dopamine được tiết ra.
Kết hợp hai hiệu ứng này, chúng ta sẽ sắp xếp thói quen ở một không gian riêng biệt gây gợi nhớ, tránh sự xao nhãng và thời điểm tốt nhất là trước một thói quen có sẵn khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ
Nguyên tắc thứ hai, thói quen phải thật hấp dẫn. Tâm lý của con người là bản tính tò mò và ham thích sự chinh phục. Vậy nên khi chúng ta xây dựng một thói quen mới hãy biến nó thành một trò chơi mà đối tượng chúng ta cần chiến thắng là chính mình.
Chúng ta coi thói quen mới cần xây dựng là tâm điểm trong trò chơi đó. Cứ mỗi lần chúng ta thực hiện tốt thói quen, hãy tích một phiếu bầu rằng “chúng ta có thể”, còn ngược lại khi chúng ta thực hiện không tốt thói quen, hãy tích một phiếu bầu rằng “chúng ta không thể”.
Nguyên tắc thứ ba, thói quen phải thật dễ dàng. Tâm lý của con người sẽ rất dễ trở nên chán nản nếu trong một trò chơi, số lần chúng ta thua cuộc nhiều hơn số lần chúng ta thắng cuộc. Vậy để cho trò chơi có thể được tiếp diễn một cách hứng khởi, chúng ta có thể phân trò chơi ra thành những thói quen có liều lượng rất nhỏ, sao cho chúng ta có thể dễ dàng thắng cuộc. Việc này nghe có vẻ ăn gian nhưng kỳ thực lại tỏ ra rất hiệu nghiệm.
Nguyên tắc thứ tư, thói quen phải thật vừa ý. Tâm lý con người chúng ta thường thích những phần thưởng và ghét những hình phạt. Chúng ta có thể gắn hiệu ứng này vào thói quen mới bằng cách thưởng bản thân khi thói quen được duy trì và phạt bản thân khi thói quen bị đứt quãng. Tất nhiên việc tự thưởng, phạt bản thân là một việc vô cùng khó. Chúng ta nên cam kết bằng cách nhờ một người nào đó đáng tin cậy theo dõi chúng ta, và giúp chúng ta thưởng phạt mỗi khi cần thiết.
Trong cuộc sống chúng ta thường phải đối mặt với nhiều hoàn cảnh khác nhau đòi hỏi chúng ta phải biết thích nghi. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với chúng ta là phải thường xuyên rà soát lại các thói quen.
Trong những thói quen của chúng ta. Có những thói quen ổn định, chúng ta cần phải duy trì suốt đời. Có những thói quen nguy hại cần bỏ ngay. Có những thói quen đến một thời điểm nào đó, chúng ta cần phải nâng cấp lên về độ khó. Có những thói quen quá khứ là hữu dụng nhưng hiện tại không còn cần thiết nữa thì có thể bỏ đi. 4 nguyên tắc của James Clear giúp chúng ta có thể giải quyết 4 vấn đề trên một cách linh động.
Tác giả James Clear
James Clear sinh ngày 22 tháng 1, 1986 tại Hamilton, bang Ohio, nước Mỹ. Ông học cơ sinh học tại trường đại học Denilson và tốt nghiệp năm 2008. Hiện tại, ông là tác giả, nhiếp ảnh gia, nhà khởi nghiệp, và là người sáng tạo tại The Habits Academy.
Trước khi trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực thói quen và hành vi, James Clear từng tham gia các hoạt động thể thao trong các trường trung học và đại học. Trong một lần chơi thể thao ông bị thương nặng và từ đó phong độ đi xuống. Điều này chính là nguyên nhân trực tiếp đưa ông đến với những khóa học về thói quen.
Cuốn sách atomic habits (thay đổi tí hon hiệu quả bất ngờ) được James Clear chấp bút vào năm 2012. Cuốn sách này đã được đăng trên tạp chí Time, New York Times và Wall Street Journal và bán được hơn 5 triệu bản trên toàn thế giới.
9 lượt đọcBài viết mới sẽ tự động gửi vào trong email của bạn
Victor là thợ đánh giá sách. Anh ấy là một người đọc cần mẫn. Giống như mọi người, trí nhớ và trực giác của anh ấy đôi khi cũng có thể sai lầm?! Hãy thông cảm cho anh ấy vì điều này...